Cách âm – ưu tiên hàng đầu trong thiết kế nội thất hội trường
Cập nhật ngày 12/04
Hội trường được thiết kế phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Nhưng yêu cầu chung là phải có sự cách âm tốt để tiếng ồn bên ngoài không ảnh hưởng đến công việc của người ngồi bên trong và ngược lại. Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong thiết kế nội thất hội trường hiện đại.
1. Tại sao phải cách âm cho hội trường?
Nội dung chính trong bài
Hội trường thường là nơi hội họp, hoặc giải trí, xem phim. Mỗi hội trường có những mục đích sử dụng khác nhau nhưng điểm chung là nơi tập trung đông người. Dù là để phục vụ cho mục đích gì thì hội trường cũng cần sự cách âm tốt để tiếng ồn bên ngoài không làm ảnh hưởng đến người bên trong.
Hội trường để hội họp cần cách âm để âm thanh tiếng ồn bên ngoài không làm sao nhãng, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công việc của mọi người. Hội trường rạp chiếu phim hay hội trường giải trí cũng vậy. Cách âm tốt sẽ giúp không gian giải trí không bị pha tạp bởi tiếng ồn bên ngoài, làm giảm chất lượng giải trí của chương trình.
Bên cạnh đó, cách âm cũng nhằm mục đích không để cho âm thanh, tiếng động bên trong hội trường lọt ra ngoài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh, nhất là các hội trường rạp hát, dành cho mục đích giải trí. Cách âm cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng của nội thất hội trường nói chung.
Cách âm hội trường là giải pháp bảo vệ không gian đặc biệt này khỏi những ảnh hưởng của tiếng ồn bên ngoài hay âm thanh bị lọt ra, làm giảm lượng âm trong khán phòng, ảnh hưởng đến người nghe.
2. Làm thế nào để cách âm cho hội trường?
Trong thiết kế nội thất hội trường, họ đã tính đến những yếu tố để giúp cách âm cho hội trường. Tiếng ồn thường vọng vào hội trường và vọng từ hội trường ra ngoài thông qua những lỗ hổng trong không gian. Hoặc tiếng ồn có thể thẩm âm qua vật liệu chế tạo không có khả năng cách âm tốt. Vì vậy, trong thiết kế, người ta cách âm trong hội trường bằng những phương pháp sau:
Cách âm cho sàn
Người ta thường dùng những chất liệu tiêu âm tốt như thảm trải sàn nhà , sàn gỗ, sàn nhựa… để cách âm cho sàn hội trường. Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như cao su non, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn bê tông).
Cách âm cho cửa sổ, cửa chính và cửa ban công
Những nơi thoáng khí này chính là nguyên nhân chủ yếu để âm thanh, tiếng ồn lọt vào trong và ngược lại. Ngay cả khi đã đóng kín cửa thì âm thanh vẫn lọt qua các khe hở này thường ở khe cửa, cạnh cửa… Để cách âm, người ta gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Hoặc có thể làm cửa kính 2 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ; Gỗ dày hoặc nhiều lớp; Gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỉ…
Cách âm tường vách
Tường càng dày thì khả năng cách âm cho hội trường bên trong càng cao. Những vật liệu như: thạch cao, gạch vữa, gỗ… có thể được thiết kế theo kiểu: làm một vài lớp vật liệu cách âm ở một giữa tường gạch và một lớp thạch cao hoặc vách gỗ để tăng khả năng cách âm của tường vách. Để biết cách lựa chọn vách ốp cho hội trường, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.
Cách âm cho trần
Trần thạch cao là giải pháp tối ưu để ngăn tiếng ồn từ trần dội xuống. Người ta thiết kế trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí, không có khe hở để tạo cách âm cho trần nhà.
Cách âm cho tường hậu hội trường
Âm thanh phản xạ liên tục từ trần, tường sau (hoặc tường lan can ban công) có thể trở về các thính giả phía trước với thời gian trễ lớn gây ra tiếng dội khó chịu. Để khắc phục hiện tượng này người ta sử dụng vật liệu hút âm mạnh (bông khoáng, mút trứng, mút gai…) bố trí trên tường sau và lan can ban công phòng thính giả.
Xem thêm Nguyên tắc tiêu âm cho hội trường
3. Lựa chọn nội thất hội trường
Hội trường cần không gian yên tĩnh, chính vì vậy, cách âm qua các yếu tố bao bọc bên ngoài thôi chưa đủ. Việc lựa chọn nội thất hội trường cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng. Chọn nội thất hội trường có thiết kế, kết cấu tốt, không gây tiếng ồn khi ngồi, gấp ghế, không nên chọn lạo bàn ghế hội trường có thể xê dịch sẽ gây ra tiếng ồn. Cách âm tốt, không gian yên tĩnh sẽ giúp người ngồi trong hội trường cảm thấy thoải mái, làm việc hay giải trí đều được tự do, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh.
Những vật liệu thường dùng để cách âm là:
Bông thủy tinh
Đây là vật liệu được dùng phổ biến nhất trong các thiết kế nội thất hội trường hiện nay. Thường dùng trong các vách ốp tường, vách ngăn di động….
Thạch cao
Thạch cao vẫn thường dùng để trang trí nội thất hội trường. Thạch cao còn được sử dụng như một vật liệu cách âm cho các hội trường, nhà hát…
Cao su non
Cao su non có tác dụng tiêu âm, thường được sử dụng trong các nhà hát, phòng thu, phòng hát Karaoke và dùng kết hợp với một số loại vật liệu khác, lớp cao su non được đặt trong cùng.
Xốp cách âm, cách nhiệt
Xốp dạng tấm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng lót hay ốp tường. Xốp có khả năng cách âm rất tốt. Nó được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và đặc biệt là cách âm cho các hội trường, nhà hát.
Bông khoáng
Bông khoáng được gọi là Len đá hay Bông khoáng cách nhiệt trong công nghiệp và xây dựng dân dụng. Đây là sản phẩm được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy. Dạng tấm của bông khoáng được sử dụng cho cách nhiệt, cách âm cho các tòa cao ốc, rạp chiếu phim, vũ trường, rạp hát, phòng hát Karaoke… Loại vật liệu này có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, bền với môi trường.
Túi khí
Tấm cách âm túi khí là vật liệu siêu nhẹ, sạch đẹp, ngoài khả năng cách âm còn có khả năng cách nhiệt cao (ngăn bức xạ nhiệt tới 97%).
Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý cách âm cho hội trường, bạn có thể liên hệ với Nội thất Đức Khang. Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công hội trường nên sẽ giúp bạn có được một hội trường như mong muốn.