Thay đổi không gian làm việc với 3 bước đơn giản
Cập nhật ngày 24/05
Nếu việc thay đổi không gian làm việc một cách thường xuyên góp phần tạo nên cảm hứng làm việc thì tại sao bạn không dành chút thời gian để tìm hiểu về những mẹo hữu ích này.
1. Sự thay đổi không gian làm việc làm thay đổi năng suất nơi làm việc
Nội dung chính trong bài
Trong những năm gần đây, thiết kế không gian làm việc là một sự sáng tạo lớn, không dừng lại ở bất kì một khuôn phép cụ thể nào, cho nên những kết quả được tạo ra cũng rất khác biệt. Tùy từng mục đích công việc, số lượng nhân viên hay đơn giản là ý thích của mọi người mà sẽ thiết kế ra những kiểu sắp xếp không gian khác nhau.
Với những công việc có tính khuôn mẫu, hằng ngày lặp lại hoặc khi công việc cần tập trung cao độ thì có thể vẫn giữ kiểu sắp xếp cổ điển là chia ô bàn làm việc cho từng người. Tuy nhiên những công việc yêu cầu tính sáng tạo cao, những công việc cần có sự giao tiếp thì xu hướng thiết kế mở, tạo không gian làm việc chung với những điểm nhấn nổi bật như bàn đứng, tường trắng làm nổi bật tinh thần đồng đội và tính linh hoạt.
Dù vậy nhưng tính độc đáo cũng không hề mất đi bởi vì thiết kế văn phòng của mỗi đơn vị là không hề giống nhau. Mỗi văn phòng sẽ có hướng kê, diện tích phòng và số lượng đồ vật khác nhau cho nên sẽ không lo gặp phải sự nhàm chán hay giống nhau tất cả. Khi làm việc trong một không gian độc đáo, khác biệt thì nhân viên có thể đưa ra những ý tưởng thật mới lạ.
Việc thay đổi không gian mới lạ sẽ giúp công ty đo năng suất làm việc của nhân viên theo nhiều cách cách khác nhau. Mặc dù những mục tiêu kinh doanh và đặc tính sản phẩm là gần như cố định của mỗi công ty nhưng việc kiểm soát sức ảnh hưởng của nhân viên là một công cụ nằm trong tay quản lý. Bạn có thể nhận ra sự khác biệt nếu so sánh cách tiếp cận truyền thống và cách đo năng suất làm việc nhờ vào chi phí trên mét vuông hoặc doanh số trên đơn vị diện tích của không gian.
Thực hiện được điều này là bạn có thể tiếp cận tập trung vào các thành viên trong đội nhóm, để ý kiểm soát tới cả những chi tiết nhỏ như số giờ mà các thành viên ngồi hay đứng, số tương tác với thành viên khác. Cao hơn là bạn thậm chí có thể nắm được mức độ hạnh phúc và tinh thần mỗi khi làm việc của nhân viên. Đó là lý do mà nhà lãnh đạo nên tìm một thước đo năng suất hiệu quả làm việc thông qua sự thay đổi không gian làm việc.
2. Sự khác biệt trong cách sắp xếp dạng module
Những công ty giàu có thì thường có không gian làm việc nhóm và không gian cá nhân cân bằng nhau. Những công ty sáng tạo nhất có không gian làm việc mở chiếm 44% còn văn phòng làm việc riêng chiếm 45%, hai chỉ số này luôn ở mức cân bằng nhau sẽ giúp hỗ trợ dễ dàng cho sự sáng tạo.
Điều này thực sự có ý nghĩa nếu bạn biết vận dụng vào chính doanh nghiệp của mình để tạo nên sự khác biệt. Hãy biết cách sắp xếp để tạo nên sự cân bằng giữa không gian đóng và mở. Bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sắp xếp không gian làm việc để tạo ra một chỗ ngồi làm việc thật hoàn hảo nhé. Nhờ vào không gian làm việc sẽ giúp đội ngũ nhân viên đạt hiệu quả cao trong làm việc, đạt kết quả tốt cho cả công ty và bản thân nhân viên đó, từ đó họ sẽ muốn gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Đơn cử như đội ngũ bán hàng luôn mong có một không gian làm việc mở để cho phép họ trao đổi và di chuyển trong khi làm việc, tạo nên sự linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian khi đi gặp mọi người, không cần phải đến nhiều vị trí làm việc riêng mà chỉ cần tại nơi tập trung đông nhất. Nhưng ngược lại, những công việc yêu cầu tính tập trung cao và cần yên tĩnh như đội ngũ phát triển sản phẩm thì lại cần không gian làm việc riêng.
Một không gian dạng module là sự kết hợp cả hai yếu tố chung và riêng một cách hoàn hảo nhất, sẽ cho phép lãnh đạo đáp ứng đồng thời cả hai ý tưởng, từ đó tạo sự thuận lợi trong quá trình làm việc và giúp cho nhân viên di chuyển nhanh nhất, giúp tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả.
3. Kết hợp với sự lựa chọn của nhân viên
Chú ý đến khả năng để thay đổi không gian làm việc phụ thuộc nhiều vào nhân viên và tính chất công việc của họ. Nhiều khi là do tâm trạng hoặc nhiệm vụ yêu cầu, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm trạng làm việc của nhân viên, từ đó hiệu quả công việc cũng thay đổi theo.
Những hành động đơn giản nhất như sử dụng rèm cửa sổ có thể điều chỉnh sẽ giúp nhân viên như cảm thấy mình được tôn trọng, được tự do quyết định những công việc và cuộc sống ngay quanh họ. Họ sẽ có thể trực tiếp điều chỉnh ánh sáng ngay tại bàn làm việc, từ đó tạo được hứng khỏi làm việc vì ý thích được thỏa mãn.
Có thể nhiều nơi có đề xuất trang trí không gian làm việc bằng những giải pháp thiết kế khác lạ như bàn làm việc có bánh xe di chuyển để có thể dễ dàng đến làm việc với những đối tượng khác nhau hoặc bàn với độ cao có thể điều chỉnh tùy thuộc vào nhân viên khi họ đứng hay ngồi. Tất cả những điều này tạo nên sự lựa chọn cho nhân viên, khiến họ có cảm giác thân thiết và được làm chủ chính mình mà không bị gò bó, tất cả là nhờ vào sự thay đổi không gian làm việc hiệu quả.
Mời bạn tham khảo
Thiết kế văn phòng công ty kiến trúc TowerPinkster
Năng suất và kết quả làm việc của một công ty sẽ liên quan đến môi trường làm việc và mối liên kết các thành viên trong nhóm. Chính vì vậy mà việc thay đổi không gian là thực sự rất cần thiết.