Bí quyết xây dựng môi trường làm việc phù hợp với nhân viên
Cập nhật ngày 21/06
Doanh nghiệp chỉ đạt được kết quả kinh doanh tốt khi năng suất lao động của nhân viên cao và hiệu quả. Không gian làm việc chính là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên, thế nên thiết kế văn phòng cần phải phù hợp với tính cách đa dạng của nhân viên.
Xây dựng môi trường làm việc phù hợp với nhân viên
Thiết lập bố cục văn phòng để phục vụ và hỗ trợ cho nhu cầu công việc của các nhân viên và nhóm khác nhau trong công ty, tất nhiên, các dạng công việc khác nhau sẽ yêu cầu sự hỗ trợ khác nhau, từ nội thất cho đến không gian.
Mô hình làm việc mà công ty nào cũng có bao gồm tập trung, nghiên cứu, cộng tác và giao tiếp, thế nên với mỗi mô hình làm việc khác nhau lại cần có sự hỗ trợ khác nhau. Trong số những mô hình đó, bao giờ cũng phải ưu tiên mô hình quan trong nhất.
Thế nhưng, chế độ làm việc nào là quan trọng nhất trong một công ty? Câu hỏi này sẽ có những đáp án khác nhau với mỗi một nhân viên và nhóm khác nhau. Vì không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này, thế nên tầm quan trọng của chế độ làm việc phụ thuộc vào nhân viên – họ làm công việc gì và họ là ai.
Nhân viên là người dùng nơi làm việc hàng ngày, họ sử dụng để thực hiện công việc và thể hiện cả tính cách cũng như bản sắc của riêng họ. Thế nên, cá tính của họ cũng sẽ ảnh hưởng tới việc họ lựa chọn nơi làm việc và cách họ phản ứng với những thay đổi tại nơi làm việc.
5 tính cách thường thấy ở nhân viên trong văn phòng:
– Cởi mở: những nhân viên có sự cởi mở thường rất tò mò, sáng tạo và hay học hỏi những cái mới, thế nên họ thường đưa ra những ý tưởng mới và suy nghĩ về chúng. Ngược lại, những người ít cởi mở thường có sự bảo thủ hơn, thích những thứ quen thuộc và ngại thay đổi.
– Tận tâm: sự tận tâm sẽ làm tăng tính tự chủ và trách nhiệm trong công tác hoạch định, tổ chức và thực hiện mọi nhiệm vụ một cách tích cực. Những nhân viên có sự ý thức cao thường làm việc có hệ thống, khoa học, đúng giờ và thành tích cao.
– Hướng ngoại: nhân viên có tính hướng ngoại là những người hòa đồng, quyết đoán, tràn đầy năng lượng và sự lạc quan. Cùng với đó, những người hướng nội lại rất độc lập, ít nói và thu mình.
– Dễ chịu: những nhân viên có tính cách dễ chịu thường rất đáng yêu, khoan dung, tình cảm và đáng tin tưởng, họ biết cảm thông và luôn sẵn lòng muốn giúp đỡ người khác.
– Tâm lý bất ổn: nói đến sự ổn định về mặt cảm xúc của nhân viên. Các nhân viên có tâm lý bất ổn thường xuyên trải nghiệm cảm xúc tiêu cực như lo âu và khó chịu. Nó khiến họ trở nên gặp khó khăn khi gặp áp lực công việc và dễ bị stress.
Từ đó, để công ty có thể thiết kế văn phòng dựa trên những hoạt động công việc của nhân viên, các khía cạnh về tính cách trên có thể ảnh hưởng đến cách nhân viên phản ứng và áp dụng không gian làm việc mới này.
Điều đó cho thấy các nhà lãnh đạo cần đưa ra các chính sách quản lý mới cho nhân viên, đào tạo để họ có thái độ sẵn sàng với môi trường làm việc dựa trên hoạt động công việc. Chính sự cởi mở và sẵn sàng trải nghiệm sẽ tác động đến cách nhân viên thích ứng với thay đổi này và họ sẽ hứng thú khám phá những cách làm việc linh hoạt mới.
Những nhân viên có tính cách dễ chịu sẽ khiến cho chế độ làm việc cộng tác được phát huy và họ có thể thích nghi với bất kỳ chế độ làm việc nào của công ty. Ngược lại, những người bất ổn về tâm lý và hướng nội có thể gặp khó khăn khi thích nghi với môi trường mới. Một môi trường làm việc dung hòa được các chế độ làm việc và tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên phát huy điểm mạnh sẽ đạt được những hiệu quả tuyệt vời trong tương lai.
Với những nhân viên có tính hướng nội, họ cần những không gian riêng tư. Để biết cách tạo ra không gian riêng tư cho nhân viên, bạn có thể xem thêm bài viết Không gian cá nhân trong môi trường làm việc.