Skip to content

Quy trình in offset 4 màu có những công đoạn nào?

Cập nhật ngày 08/06

Hiện nay có rất nhiều công nghệ in đang được phổ biến trên thị trường như in flexo, in lụa hay in offset,… Trong đó in Offset là công nghệ in được sử dụng nhiều, với những ưu điểm vượt trội như cho ra chất lượng bản in cao, tốc độ in nhanh, in được nhiều trên nhiều bề mặt. Do đó quy trình in Offset đã được chú trọng nghiên cứu và phát triển.

Máy in Offset 4 màu là gì?

Máy in offset 4 màu là thế hệ máy in mới. Nó sở hữu nhiều tính năng vượt trội, đặc biệt là khả năng in nhiều màu; giúp cho quá trình in ấn trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Vì vậy nó được sử dụng vô cùng phổ biến, tuy nhiên nhược điểm của dòng máy này là giá thành tương đối cao.

Bạn cần lưu ý rằng, 4 màu được nhắc đến ở đây là 4 màu cơ bản CMYK. Có nghĩa là bạn có thể phối thành hàng triệu màu khác nhau. Điều này là vô cùng cần thiết cho quá trình in ấn

Kỹ thuật in Offset
Kỹ thuật in Offset

Quy trình in offset 4 màu có những gì 

Để cho ra được những sản phẩm in ấn có chất lượng cao, độ sắc nét cũng như màu sắc sống động, thì in Offset trải qua một quy trình in bao gồm 4 bước. 

Bước 1: Thiết kế chế bản trước khi bắt đầu in offset

Bạn sẽ thiết kế sản phẩm cần in ấn, có thể là túi giấy, hộp giấy, tờ rơi, thẻ cào, voucher,… trên máy vi tính. Thiết kế chế bản là tiến hành dàn tất cả các sản phẩm in trên một kích thước, phù hợp khổ in tối đa của máy in offset. 

Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế bản in, sau đó xuất file dưới định dạng cuối cùng là pdf. Người thiết kế phải có con mắt thẩm mỹ để thiết kế ấn phẩm đẹp mắt và thể hiện được đầy đủ nội dung, thông tin.

Bước 2: Xuất kẽm

Trong giai đoạn xuất kẽm, nếu sản phẩm in có hơn màu đơn thì sẽ phải xuất Film. Đối với những ấn phẩm có hình ảnh thì film sẽ được out ra thành 4 tấm đại diện cho 4 lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Hệ màu được sử dụng trong in offset là CMYK, và tất cả các màu sắc cần để in được ra thành sản phẩm đều có thể được pha từ 4 màu này.

Sau khi có 4 tấm Film, người ta sẽ đem chụp từng tấm Film lên kẽm bằng máy phơi kẽm. Chúng ta tiếp tục có được 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu trong hệ màu CMYK để in ấn.

Bước 3: Tiến hành in offset

Đầu tiên, tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in offset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in. 

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ màu vừa in xong là màu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng). 

Tuần tự cho đến khi hết cả bốn màu. Bốn màu này sau khi được in xong và chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. 

 Bước 4: Gia công sau in

Sau khi in xong thì sẽ có 2 phần gia công: 

  • Gia công cán màng: sẽ giúp sản phẩm trông dày hơn, chống trầy, chống rách, phần nào chống thấm. Việc cán màng có hay không là phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. 
  • Gia công cắt thành phẩm: phần này sẽ quyết định hình dáng của sản phẩm cuối cùng. với những hình dạng đặc biệt thì phải trải qua thêm giai đoạn làm khuôn bế hình và bế hình sản phẩm. Sẽ tốn thêm ít thời gian. Ngày nay in offset đã trở nên rất phổ biến trong ngành in bởi chất lượng in tốt với giá thành rẻ.
Quy trình in Offset 4 màu 
Quy trình in Offset 4 màu

Trên đây là những bước trong quy trình của in Offset. Đây là một công nghệ in hiện đại, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thiết yếu của hiện trường hiện nay. Vì lý do đó in Offset đã được rất nhiều công ty và các doanh nghiệp tin dùng. 

Vui lòng đánh giá bài viết
Back To Top