Mô hình ABW – Xu hướng mới trong thiết kế văn phòng
Cập nhật ngày 19/06
ABW là một mô hình thiết kế văn phòng mới đem đến những địa điểm làm việc với nhiều loại hình khác nhau để mang đến sự thoải mái và sáng tạo trong công việc, thúc đẩy tương tác nhóm giữa các đồng nghiệp. Vậy mô hình ABW nên được triển khai trong các văn phòng như thế nào?
Có thể nói, ABW là một khái niệm khá mới ở Việt Nam hiện nay, trên thế giới, đây là một xu hướng đang rất thịnh hành được các doanh nghiệp thực hiện nhằm mang đến không gian làm việc mở và nhiều tương tác giữa các nhân viên.
Mô hình thiết kế văn phòng ABW là gì?
Activity based working (ABW) có nghĩa là việc lựa chọn phong cách làm việc phù hợp với nhu cầu công việc tại thời điểm thông qua việc tăng những môi trường làm việc thích hợp. Mô hình ABW sẽ dựa trên tiền đề không có nhân viên nào được sở hữu một khu vực làm việc cá nhân, tuy nhiên nó sẽ không giống với mô hình tự do chia sẻ chỗ ngồi giống nhau trong văn phòng.
Thay vào đó, ABW sẽ tạo ra nhiều địa điểm làm việc với nhiều loại hình khác nhau trong văn phòng, bao gồm cả lựa chọn làm việc ngoài công ty. Thế nên tùy thuộc vào công việc và nhu cầu của từng nhân viên, họ sẽ lựa chọn không gian làm việc phù hợp với họ, các địa điểm làm việc đó sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như tạo sự tập trung, hướng tới sự tương tác và gắn kết cộng đồng trong doanh nghiệp.
Thiết kế văn phòng theo ABW, số lượng chỗ ngồi cố định sẽ được cắt giảm đi, thay vào đó, nhân viên có thể được lựa chọn không gian làm việc phù hợp nhất với mình, với nhiều loại hình khác nhau để tạo cảm hứng làm việc tốt nhất. Điểm quan trọng là sẽ có nhiều không gian làm việc hướng đến sự giao tiếp hơn như bàn làm việc chung cho mọi người.
Nhà lãnh đạo cần làm gì để áp dụng mô hình ABW cho doanh nghiệp?
Cách làm việc mới này sẽ định hướng các nhân viên cùng nhau làm việc theo nhóm, các nhóm sẽ có sự linh hoạt để thích ứng với không gian làm việc phù hợp với nhu cầu của họ. Thế nên khi doanh nghiệp áp dụng ABW vào thiết kế nội thất trong văn phòng làm việc, khu vực làm việc của một cá nhân bị mất và thay vào đó quyền sở hữu của một nhóm. Để chuyển đổi tư duy từ “tôi” sang “chúng ta”, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi chương trình quản lý để mang đến hiệu quả thực sự.
Mô hình ABW sẽ mang tới một sự thay đổi lớn trong phong cách làm việc của nhân viên, nhất là khi loại hình làm việc truyền thống đã ăn sâu vào trong nhận thức của họ. Mô hình này sẽ làm cho nhân viên cảm giác mình bị mất quyền sở hữu vị trí nào đó trong văn phòng.
Thế nên, các nhà lãnh đạo nên đưa ra một chương trình quản lý mới để phù hợp hơn với sự thay đổi của mô hình ABW. Trong đó, điều quan trọng nhất chính là làm cho nhân viên thích nghi với mô hình mới, kết nối họ và tạo cho họ cảm giác gắn kết với công việc, tương tác trong các nhóm làm việc tốt hơn. Hãy để cho nhân viên của mình thực sự thoải mái và có phản ứng tốt với sự thay đổi của xu hướng làm việc mới và không gian văn phòng mới này.
Niềm tin là nền tảng quan trọng cho không gian làm việc của mô hình ABW và các nhà lãnh đạo phải khuyến khích nhân viên làm tăng niềm tin của họ vào mô hình này. Mô hình ABW nhấn mạnh vào không gian chia sẻ, giao tiếp và tương tác giữa các nhân viên, thế nên việc phát triển niềm tin vào ABW là điều cần thiết. Ban lãnh đạo cũng cần có sự đầu tư về tài chính để thực hiện cách làm việc mới này.
Mô hình ABW sẽ dựa trên sự đánh giá hiệu suất thông qua kết quả công việc đạt được của nhân viên, nó sẽ thay dần cho việc đánh giá quy trình làm việc và yêu cầu đào tạo hỗ trợ từ nhân sự. Thế nên các chính sách và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên có sự thay đổi.
Từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên sẽ thay đổi dần theo mô hình ABW, từ việc đào tạo chính thức và không chính thức để hỗ trợ sự thay đổi, đến các đánh giá hiệu quả công việc về sau.
Để mô hình ABW thành công, lực lượng lao động chiếm vị trí quan trọng nhất, người lãnh đạo cần phải quan tâm tới công việc của họ, công việc hiện tại của họ có phù hợp với mô hình ABW hay không. Thực tế thì mô hình này phù hợp với các nhân viên thường xuyên di chuyển và ít ở văn phòng, có thể áp dụng mô hình này với một số nhóm hoặc phòng ban trong công ty, chứ không nên là tất cả.
Ngoài mô hình làm việc ABW, bạn cũng có thể tham khảo thêm Xu hướng tối ưu hóa không gian làm việc