Tiêu chuẩn diện tích phòng họp thế nào là hợp lý?
Cập nhật ngày 26/06
Phòng họp là nơi để những người trong nội bộ một cơ quan, doanh nghiệp hoặc những người có chức trách tham gia những cuộc họp. Vì vậy, thiết kế phòng họp đảm bảo các tiêu chuẩn diện tích phòng họp và các yếu tố khác về sự sang trọng, chuyên nghiệp, nghiêm túc là điều mà các doanh nghiệp quan tâm.
1. Tiêu chuẩn về diện tích phòng họp
Nội dung chính trong bài
Trong các tiêu chí thiết kế phòng họp thì thiết kế phòng họp phù hợp với diện tích không gian là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Tùy thuộc vào từng cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau mà có thể thiết kế phòng họp có diện tích phù hợp theo yêu cầu. Thường thì sẽ có phòng họp với diện tích lớn, nhỏ và vừa, điều đó còn phụ thuộc vào số lượng các bộ phận, nhân viên trong tổ chức. Không gian phòng họp còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của phòng họp, do đó có giới hạn về sức chứa. Nếu bạn sử dụng dịch vụ thiết kế phòng họp, thì đơn vị thiết sẽ phải cân đối với diện tích, tránh lãng phí.
Đối với phòng họp nhỏ, diện tích thiết kế phòng họp tối thiểu là 20m2, còn đối với phòng họp vừa, tối thiểu là 40m2. Diện tích người sử dụng trong phòng họp phải đảm bảo tiêu chuẩn diện tích phòng họp, đối với phòng có bàn thì diện tích là 1.8m2/người; tối thiểu 0.8m2/người khi không có bàn. Hai loại phòng này có thể dễ dàng bố trí ở các không gian khác nhau trong doanh nghiệp. Thiết kế phòng họp lớn thường dựa vào số lượng người và cách bố trí bàn ghế. Diện tích tối thiểu là 0,8m2/người đối với phòng họp không quá 200 chỗ ngồi.
Các phòng họp (trừ những phòng họp nhỏ hơn 20m2) thì nên sắp xếp ít nhất có 2 cửa ra vào. Cửa phòng họp cần thiết kế đủ rộng để ra vào một cách thoải mái, nên có thêm cửa phụ phía sau để đáp ứng như cầu lưu thông của mọi người vào cho và có rèm che, tránh tình trạng ngột ngạt trong phòng và ngoại cảnh làm ảnh hưởng tới sự tập trung công việc trong cuộc họp. Trần phòng họp tối thiểu là 3m hoặc cao hơn. Thiết kế phòng họp đối với những phòng lớn cần sử dụng các vật liệu cách âm và chống ồn để đảm bảo mọi người có thể nghẽ rõ ý kiến, tập trung vào công việc.
Tiêu chuẩn diện tích phòng họp phải đảm bảo phù hợp với từng không gian và chức năng của phòng họp
2. Vị trí phòng họp
Thiết kế phòng họp cần chú ý đến vị trí đặt phòng họp. Phòng họp phải được đặt ở vị trí thoáng đãng, có lối lưu thông rộng rãi, thuận tiên cho nhiều người nhưng phải đảm bảo yên tĩnh và khoảng không gian riêng để khi họp không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn ở các phòng, ban khác. Thường thì phòng họp sẽ được đặt ở tầng 3 hoặc một tầng riêng ít các phòng ban qua lại. Không nên đặt phòng họp ở tầng quá cao hoặc quá thấp, sẽ gây mất thời gian di chuyển và không tạo sự chuyên nghiệp,.
Đối với những tổ chức doanh nghiệp hay có đối tác đến làm việc ngay tại trụ sở của công ty thì cần thiết kế phòng họp ở nơi dễ tìm kiếm, dễ tiếp cận nhất. Nên sắp xếp phòng họp trước rồi mới đến các phòng, ban làm việc để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật, không gây mất tập trung cho nhân viên khi làm việc.
Thiết kế phòng họp nên đặt ở vị trí trung tâm của tòa nhà
3. Nội thất và thiết bị phòng họp
Một phòng họp có tạo sự nghiêm túc, sang trọng và chuyên nghiệp hay không phụ thuộc phần lớn vào cách trang trí nội thất và các thiết bị phục vụ. Phòng họp thường là nơi giải quyết các vấn đề nội bộ, lên kế hoạch, tổng kết kế hoạch… thời gian ngồi họp khá lâu nên thiết kế phòng họp sao cho đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu trong quá trình làm việc sẽ tạo hiệu quả cho công việc cao hơn. Nội thất và thiết bị của phòng họp còn thể hiện thương hiệu, uy tín và bộ mặt của tổ chức trong mắt khách hàng và đối tác.
Thiết kế phong họp cần lưu ý nhất đến việc lựa chọn nội thất
Tùy theo số lượng người tham gia phòng họp mà lựa chọn những sản phẩm bàn, ghế phù hợp. Đối với những phòng họp nhỏ, dành cho các bộ phận nên chọn những chiếc bàn tròn phù hợp, tạo sự bình đẳng, dễ dàng phát huy tinh thần tập thể. Với ghế họp cũng nên lựa chọn kiểu sáng đơn giản, nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích và tiết kiệm tối đa chi phí. Màu sắc nên nhẹ nhàng, gần gũi không nên màu mè, rực rỡ sẽ tạo cảm giác không nghiêm túc. Thiết kế phòng họp với những phòng rộng thì những chiếc bàn hình chữ nhật quây rỗng, bàn oval có kích thước lớn là lựa chọn hợp lý. Nên chọn những gam màu tạo sự đẳng cấp, tinh tế như màu đỏ sẫm; chọn các chất liệu gỗ tự nhiên có kiểu dáng sang trọng, hiện đại. Đối với ghế ngồi thì cần lựa chọn ghế nệm bọc da, chân quỳ mạ tạo sự uy nghiêm cho người ngồi, đặc biệt ở vị trí lãnh đạo.
Để phục vụ cho các cuộc họp hiệu quả trong phòng họp cần được đầu tư các thiết bị âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu và được cách âm với bên ngoài. Thiết kế phòng họp lớn cần chú ý tới hê thống âm thanh với các loa ở phía trước và dưới góc phòng họp. Phòng họp nào cũng cần có hê thống máy chiếu và màn chiếu có kích thước phù hợp, hệ thống ánh sáng vừa đủ để có thể dùng khi cần xem tài liệu, thiết kế hay các ý tưởng trên màn chiếu.
Thiết kế phòng họp để bớt cứng nhắc thì nên có thêm những sản phẩm trang trí thường là cây xanh, hoa, tranh ảnh, bằng khen…
Tham khảo thêm các tin liên quan khác:
4. Một số dự án thiết kế phòng họp mà bạn có thể tham khảo
Phòng họp công ty nhà An toàn
Để tận dụng tối đa diện tích phòng họp, Đức Khang đã bố trí 1 chiếc bàn họp hình Oval, 2 chiếc bàn dành cho thư kí được làm bằng gỗ công nghiệp Laminate cùng 2 hàng ghế ở 2 bên bàn họp. Màu đen của ghế cùng màu nâu của bàn được nổi bật trên nền màu vàng của ốp tường. Thiết kế này đáp ứng đươc cho cuộc họp có hơn 30 người. Xem chi tiết về dự án TẠI ĐÂY.
Phòng họp công ty Cổ phần xây lắp điện PCC1
Thiết kế phòng họp của công ty Cổ phần xây lắp điện lại nghiêng về truyền thống với hệ thống bàn gỗ đồ sộ. Phía giữa bàn để trống để tạo nên sự thông thoáng, thoải mái cho người ngồi. Diện tích phòng họp không quá lớn nên các nhà thiết kế đã lựa chọn sử dụng vách ốp cho toàn bộ căn phòng. Việc sử dụng vách ốp khiến cho căn phòng thêm phần trang nghiêm. Xem chi tiết về dự án TẠI ĐÂY.