Skip to content
Tiêu chuẩn diện tích văn phòng: Bao nhiêu m2/người đạt chuẩn?

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng: Bao nhiêu m2/người đạt chuẩn?

Cập nhật ngày 17/12

Việc thiết kế văn phòng vừa đảm bảo mặt thẩm mỹ lại đảm bảo về chức năng sử dụng. Bạn đã biết về tiêu chuẩn thiết kế văn phòng m²/ người chưa?

Theo anh Tuấn Anh, một thiết kế sư của noithathoaphat.pro đã chia sẻ: “Việc thiết kế diện tích văn phòng cần dựa vào đặc thù của từng người, và công việc của họ. Với người thường xuyên phải di chuyển, sẽ khác với người thường xuyên ngồi một chỗ. Phòng cho lãnh đạo sẽ khác với phòng nhân viên”.

Khi thiết kế, cũng cần chú ý đến yêu cầu của mục đích sử dụng, ví dụ phòng làm việc bình thường sẽ khác với phòng họp, hay phòng giám đốc. Phòng nhân viên có thể thiết kế kiểu không gian mở hay phòng làm việc truyền thống, nhưng phòng họp chắc chắn sẽ có không gian riêng. Nếu bạn thiết kế phòng theo kiểu truyền thống, hay cần có những không gian riêng tư cần thiết cho từng người, có thể chọn vách ngăn Hòa Phát để thiết kế cho những không gian này.

Dưới đây là một số chia sẻ về một số tiêu chuẩn thiết kế văn phòng hoặc phòng họp, hoặc phòng giám đốc.

1. Tiêu chuẩn về diện tích trong thiết kế phòng giám đốc, phòng nhân viên

Trong công ty thì tuỳ thuộc vào cấp bậc làm việc cũng như vị trí của từng người để có thể thiết kế phân chia phòng cho hợp lý.

Đối với lãnh đạo công ty (giám đốc, tổng giám đốc…): Tiêu chuẩn diện tích chuẩn rơi vào tầm 10m² – 18,5m². Có thể trong một số trường hợp phòng của lãnh đạo sẽ được thiết kế riêng biệt để có không gian riêng tập trung cho công việc.

Tiêu chuẩn kích thước thiết kế văn phòng

Tiêu chuẩn kích thước thiết kế văn phòng

Nhân viên có vị trí cố định: Là những người làm việc tại bàn làm việc của họ trên 60% trong ngày, tiêu chuẩn diện tích cho họ tối đa là 4,5 m² (Fixed Worker – Ví dụ: nhà phân tích chính sách, trợ lý hành chính, nhân viên điều hành trung tâm cuộc gọi / liên lạc, dịch giả).

Nếu thiết kế văn phòng mà phân chia diện tích cho họ quá hẹp sẽ gây cảm giác khó chịu xuất hiện nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. Hãy dựa vào tính chất công việc để có thể đặt tiêu chuẩn thiết kế phòng họp, phòng giám đốc sao cho phù hợp.

Nhân viên có vj trí làm việc linh hoạt: Do thời gian họ ở văn phòng rất ít nên diện tích của những người này có thể thiết kế tối đa là 3m².

Nhân viên không cố định: công việc của họ không ngồi nhiều tại văn phòng mà thường xuyên làm việc tại bên ngoài thị trường hoặc hiện trường chỉ có mặt ở văn phòng trong khoảng thời gian ngắn. Vậy nên khi thiết kế văn phòng cần chú ý thiết kế diện tích cho những người này tối đa là 1,5m².

Ngoài ra bạn cũng cần phải chú ý về kích thước của các loại đồ nội thất sẽ sử dụng, ví dụ như bàn, ghế, tủ chứa đồ, tủ tài liệu… Có thể tham khảo thêm về Các yếu tố khi chọn ban làm việc để biết thêm thông tin.

2. Tiêu chuẩn thiết kế phòng giám đốc, phòng họp, văn phòng chung trên một mặt sàn

Khi thiết kế bất kì không gian nào từ phòng họp hay văn phòng hay thiết kế phòng giám đốc điều trước tiên cần phải xác định được mặt bằng chung để có thể tìm được tiêu chuẩn để có thể thiết kế từng chi tiết nhỏ từng vị trí làm việc riêng lẻ. Cần xác định và phân chia sao cho hợp lý để có thể mang đến sự thoải mái cho từng vị trí làm việc khác nhau nâng cao hiệu quả công việc.

Một mẫu thiết kế các không gian phòng trên cùng một mặt sàn

Một mẫu thiết kế các không gian phòng trên cùng một mặt sàn

Việc thiết kế cũng đặc biệt cần quan tâm đến kết cấu chung, những trang thiết bị của văn phòng để mang đến sự thoải mái nhất.  Vị trí làm việc của các chuyên gia cùng lĩnh vực thường đường tập trung trong cùng một không gian để có thể dễ dàng trao đổi ý kiến. Đồng thời mỗi nhân viên có một không gian riêng tư làm việc riêng bằng việc sử dụng vách ngăn để tạo sự thoải mái cho từng nhân viên.

3. Thiết kế nội thất riêng biệt không chung gộp

Trong một số trường hợp cần tách một số không gian làm việc riêng lẻ để có thể tập trung cho một số công việc khác nhau và không ảnh hưởng tới nhau.  Không gian làm việc của lãnh đạo được bài trí riêng rẽ với các không gian làm việc khác. Được thiết kế thoáng đãng, liền kề với các phòng khác: hành chính, kế toán,… để tiện cho quá trình quản lý và điều hành.

Thiết kế riêng biệt không chung gộp

Thiết kế riêng biệt không chung gộp

4. Thiết kế nội thất văn phòng làm rõ được thương hiệu

Thương hiệu chính là yếu tố rất quan trọng trong công ty, tất cả các công ty đều cố gắng xây dựng một thương hiệu mạnh. Hình ảnh, logo, màu sắc, nội thất đều truyền tải thương hiệu của công ty. Một văn phòng được thiết kế với hình ảnh, slogan mang hơi thở của công ty nêu rõ sứ mệnh của công ty chắc chắn sẽ thúc đẩy quý vị có thể làm việc hiệu quả cống hiến vì công ty hơn nữa.

Ngoài ra yếu tố về thương hiệu có tác dụng rất lớn đến sự nhìn nhận của đối tác. Nếu khách hàng của bạn đến công ty, thăm quan văn phòng làm việc của bạn mà thấy được những giá trị thương hiệu công ty bạn tạo nên chắc chắn sẽ tạo sự thu hút, niềm tin cho khách hàng.

5. Thiết kế nội thất sáng tạo phù hợp với công việc

Sáng tạo luôn là yếu tố được quan tâm bởi sáng tạo sẽ tạo nên những điều mới lạ. Văn phòng được thiết kế với phong cách sáng tạo mang nét trẻ trung, năng động có thể thích hợp với những môi trường chuyên nghiệp yêu cầu cao những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Ngoài những màu sắc đơn giản thì cần có sự kết hợp của một số món đồ nội thất màu sắc nổi bật để mang đến sự độc đáo, sáng tạo mang đến sự riêng biệt. Ngoài ra vẫn phải đảm bảo yếu tố thoải mái để mọi người có thể làm việc hiệu quả hơn.

Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế văn phòng m² hiện nay. Khi thiết kế quý vị hãy tham khảo những tiêu chuẩn sau để có thể có một không gian phòng họp, phòng làm việc chuyên nghiệp giúp các thành viên làm việc hiệu quả.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Back To Top