Skip to content

Nguyên tắc tiêu âm trong thiết kế nội thất hội trường

Cập nhật ngày 12/04

Tiêu âm là khâu quan trọng trong việc xử lý phần âm thanh trong hội trường. Với số lượng người tham gia đông cùng hệ thống âm thanh của hội trường không tránh khỏi hiện tượng dội ngược âm thanh. Bài viết sẽ đưa ra một số vấn đề trong khâu xử lý tiêu âm hội trường và gợi ý cách xử lý.

  1. Tại sao cần xử lý tiêu âm trong thiết kế nội thất hội trường
  2. Nguyên tắc tiêu âm trong hội trường
  3. Một số lưu ý trong việc tiêu âm cho hội trường

1. Tại sao cần xử lý tiêu âm trong thiết kế nội thất hội trường

Âm thanh hội trường đến từ đâu? Những yếu tố tạo ra âm thanh có thể kể đến như: hệ thống loa đài, người phát biểu trên khái đài, từ khách mời trong khán phòng,.. tất cả sẽ thành đống hỗn độn, chồng chéo của hàng loạt các loại âm thanh. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là tiêu âm. 

– Tiêu âm tốt giúp bảo vệ sức khỏe mọi người:

Cường độ âm thanh được quy định bởi tần số, bước sóng, chu, kì và vận tốc lan truyền, cường độ này càng lớn càng ảnh hưởng đến tai của mỗi người. Cường độ an toàn cho tai người là <65dB, nếu tiếp xúc với cường độ âm thanh >85dB trong khoảng hơn 6 giờ mỗi ngày sẽ gây ù, đau nhức tai, >140dB sẽ gây điếc.

Xử lý tiêu âm tốt giúp giảm tác động xấu đến thính giác, căng thẳng đầu óc, mệt mỏi, mất tập trung,…của người tham gia.

– Tiêu âm giúp tăng chất lượng sự kiện tổ chức trong hội trường:

Hội trường càng đông thì tiếng ồn vang lại, ù ù càng tăng theo cấp số nhân, khiến cho người nói và người nghe không đạt tới hiệu quả giao tiếp mong muốn. Điều này diễn ra trong thời gian dài khiến tâm trạng người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản. Kết quả là người nói thì cố nói to hơn còn người nghe căng tai ra nghe, sẽ gây ức chế, khó chịu cho người tham gia, giảm chất lượng các sự kiện, chương trình tổ chức trong hội trường. Và cách giải quyết tối ưu nhất chính là sử dụng các vật liệu tiêu âm để giảm tạp âm và thanh lọc âm thanh tốt hơn, giúp tạo các sự kiện tổ chức trong hội trường đạt hiệu quả.

Xem thêm Xử lý cách âm trong thiết kế hội trường

2. Nguyên tắc tiêu âm trong hội trường

Nguyên tắc tiêu âm trong dịch vụ thiết kế hội trường của chúng tôi là:

Diện tích hội trường và các vị trí cần tiêu âm

Hội trường là sự tổng hòa của nhiều bộ phận: khán đài, khán phòng, trần, tường,… việc xác định diện tích thực của từng khu vực cần tiêu âm giúp bạn tính toán, lựa chọn: kích thước, chất liệu, ,… phù hợp, nâng cao hiệu quả tiêu âm trong thực tế thi công.

Để đảm bảo việc tiêu âm cho hội trường đảm bảo chất lượng, cần phải đảm bảo vật liệu cách âm được sử dụng phải che được tối thiểu 1/3 không gian hội trường.

Vật liệu

Hiện nay có khá nhiều vật liệu có khả năng tiêu âm, tùy từng vị trí trong hội trường mà lựa chọn vật liệu tiêu âm phù hợp. Sau đây là một số gợi ý cho bạn:

Trần hội trường: ốp trần nên dùng thạch cao, điểm cộng cho chất liệu này chính là có khả năng phản xạ âm thanh tốt, giúp khán giả ở xa nghe được rõ mọi âm thanh, nhẹ nên dễ dàng ốp lên trần. Thạch cao còn có thiết kế đặc biệt, đẹp mắt, tạo thêm tính thẩm mỹ cho trần hội trường.

Tường 2 bên của hội trường, vật liệu cách âm tốt nhất bạn nên sử dụng là xốp, XPS, mút xốp gai, mút xốp trứng.
Tường phía sau hội trường bạn nên dùng bông khoáng, mút gai, mút trứng,.. sẽ là lựa chọn tốt cho bạn trong việc tiêu âm.

Sàn hội trường: Bạn nên dùng thảm trải sàn, nếu sử dụng sàn gỗ thì để tiêu âm tốt nhất thì nên gắn thêm lớp lót đàn hồi như sợi, cao su, PVC… dưới lớp gỗ.

Các vật liệu thường được dùng để tiêu âm là mút xốp

Các vật liệu thường được dùng để tiêu âm là mút xốp

Tiêu âm trần và vách tường

Cần chú ý để đảm bảo âm thanh của hội trường không lọt ra ngoài, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

3. Một số lưu ý trong việc tiêu âm cho hội trường

Các bề mặt nội thất của hội trường, tùy theo vị trí mà có vai trò không giống nhau trong hút âm, phản xạ và tạo thành trường âm trong phòng hội trường, bởi vậy cách xử lý tiêu âm ở các vị trí cần có sự tính toán và điểu chỉnh linh hoạt.

Tiêu âm trần

Âm thanh tác động đến trần sẽ xả ra 2 hiện tượng:

– Phản xạ, dội ngược lại âm thanh: khiến âm thanh bị méo mó, không tròn âm. Giải pháp: thay vì để trần ở dạng bằng, nên vát nghiêng trần để đổi hướng phản xạ của âm thanh.

– Tụ âm: thường gặp ở trần hội trường cong lõm (dạng mái vòm), trong trường hợp này nên điều chỉnh độ cong của trần so với chiều cao hoặc tăng cường sử dụng các cấu kiện chu kì dạng cong lồi ở ban công, dãy ghế, lô ghế,.. giúp âm thanh được khuyếch tán tốt hơn tới các vị trí trong hội trường.

Tiêu âm tường

Vật liệu tiêu âm trên các dải tường được bố trí phân chia theo chu kỳ, phân tán đều trên bề mặt phòng giúp tạo môi trường khuếch âm, giúp âm thanh phát ra đều đặn, rõ ràng hơn.

Tiêu âm tường

Tiêu âm tường

Tiêu âm sàn

Độ dốc của sàn tạo nên chất lượng âm thanh hội trường. Khi âm thanh lan truyền dọc theo một bề mặt hút âm, một phần năng lượng âm sẽ bị hút bởi bề mặt này. Tia âm càng đi gần bề mặt, sự hút âm xảy ra càng mạnh gây biến đổi âm sắc, đồng nghĩa với việc ở những hàng ghế càng xa khán đài, mức độ âm thanh càng bị giảm đi, biến đổi nhiều hơn. Giải pháp là:

  • Nâng cao vị trí của nguồn âm.
  • Nâng cao độ dốc của sàn. Độ dốc sàn càng lớn, càng giảm bớt sự hút âm thanh từ hàng ghế khán giả.

Tiêu âm tường hậu khán giả

Âm thanh tác động vào tường phía sau khán giả gây nên hiện tượng dội âm, rất khó chịu cho khách mời. Có một vài gợi ý cho bạn:

  • Sử dụng kết cấu vát nghiêng giúp âm thanh được phản xạ xuống sàn, kết hợp với trải thảm sàn.
  • Dùng vật liệu hút âm như mút trứng, mút gai tiêu âm, tấm sợ khoáng,…

Xem thêm Cách lựa chọn vách ốp tiêu âm cho hội trường

Tiêu âm hậu khán đài

Tiêu âm hậu khán đài

Hy vọng một số chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có những cân nhắc, tính toán trong việc lên thiết kế và thi công xử lý tiêu âm trong hội trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả các sự kiện, chương trình. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
Back To Top